Hướng Dẫn Tạo Hiệu Ứng Thác Đổ Trong Bể Thủy Sinh Đẹp Mắt
Tuấn Anh IT
Wednesday,
22/06/2022
Nếu bạn đang tò mò làm thế nào mà chiếc bể ở trên, từng đạt Xếp hạng 7 Thế giới trong cuộc thi thiết kế bể thủy sinh đẹp ADA năm nay, có thể tạo ra hiệu ứng thác nước trong lòng bể, bài viết này chắc chắn dành cho bạn. Trước đây, những bức ảnh tương tự được giới thủy sinh truyền tay cũng có hiệu ứng tương tự nhờ tận dụng hiện tượng bong bóng nước nhưng bóng nước thường vỡ trước khi chạm đến mặt nước. Và cho đến cách đây vài năm, những bức ảnh như trên vẫn được xem là thành quả của Photoshop.
Các Bước Tạo Hiệu Ứng Thác Trong Bể Thủy Sinh Đẹp Mắt
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều Youtuber và blogger thủy sinh nổi tiếng đã giải thích chính xác cách tạo ra hiệu ứng thác đổ ngay trong lòng bể khá sáng tạo này. Đặc biệt, ảo giác được tạo ra nhờ cát rơi chứ không phải bong bóng dù bong bóng vẫn đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là sơ đồ 'thác nước':
Đây là mặt cắt ngang của “thác nước”. Một ống và khí cầu thổi bong bóng lên qua một khoảng trống phía sau bức tường và từ đó, nước cùng những hạt cát nhỏ (chấm xanh) từ một bể chứa có độ dốc nhất định (nhằm tận dụng trọng lực kéo cát xuống và đẩy vào dòng bong bóng) lên không gian hẹp. Khi các hạt đến khe hở thứ hai, chúng bị dòng nước cuốn trôi qua khe này, rơi xuống mặt trước của bức ngăn và trở lại bể chứa.
Nguyên liệu sử dụng
Như bạn thấy, để tạo được hiệu ứng thị giác đẹp mắt nhất, hạt cát phải đạt đến độ mịn gần như hoàn hảo. Ngoài ra, vị trí cát rơi xuống sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các dòng chảy khác trong bể và chắc chắn sẽ rơi ra bên ngoài bể chứa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hiệu ứng này tương đối khó áp dụng cho các bể thủy sinh tại gia hàng ngày do những bộ lọc thông thường có thể sẽ thổi cát rơi khắp nơi trong bể. Chắc chắn cần phải điều chỉnh và tìm hiểu nhiều hơn để tìm ra loại cát tốt nhất, phù hợp cho hiệu ứng này cũng như kích thước không gian phía sau bức ngăn lý tưởng nhất.
Làm thế nào để cát được đẩy ra chính xác từ đỉnh cột bong bóng có lẽ cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu và thử nghiệm. Thật khó để nhận biết từ sơ đồ đơn giản hay các bức ảnh nhưng cột bong bóng rất có thể sẽ vượt ra ngoài luồng nước, khiến nước bị bong bóng đẩy lên khỏi khe phun cát. Mặt khác, cát cũng có thể tiếp tục theo dòng bong bóng và nước phun khỏi đỉnh cột theo nhiều hướng và chúng ta sẽ có một hòn núi lửa phun lộn xộn thay vì thác nước!. Hiệu ứng cuối cùng, nếu được thực hiện chính xác sẽ tạo nên một kiệt tác bể thủy sinh đẹp hoàn hảo đến khó cưỡng.
Hướng Dẫn Tạo Hiệu Ứng Thác Đổ Trong Bể Thủy Sinh Đẹp Mắt
Nếu bạn đang tò mò làm thế nào mà chiếc bể ở trên, từng đạt Xếp hạng 7 Thế giới trong cuộc thi thiết kế bể thủy sinh đẹp ADA năm nay, có thể tạo ra hiệu ứng thác nước trong lòng bể, bài viết này chắc chắn dành cho bạn. Trước đây, những bức ảnh tương tự được giới thủy sinh truyền tay cũng có hiệu ứng tương tự nhờ tận dụng hiện tượng bong bóng nước nhưng bóng nước thường vỡ trước khi chạm đến mặt nước. Và cho đến cách đây vài năm, những bức ảnh như trên vẫn được xem là thành quả của Photoshop.
Các Bước Tạo Hiệu Ứng Thác Trong Bể Thủy Sinh Đẹp Mắt
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều Youtuber và blogger thủy sinh nổi tiếng đã giải thích chính xác cách tạo ra hiệu ứng thác đổ ngay trong lòng bể khá sáng tạo này. Đặc biệt, ảo giác được tạo ra nhờ cát rơi chứ không phải bong bóng dù bong bóng vẫn đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là sơ đồ 'thác nước':
Đây là mặt cắt ngang của “thác nước”. Một ống và khí cầu thổi bong bóng lên qua một khoảng trống phía sau bức tường và từ đó, nước cùng những hạt cát nhỏ (chấm xanh) từ một bể chứa có độ dốc nhất định (nhằm tận dụng trọng lực kéo cát xuống và đẩy vào dòng bong bóng) lên không gian hẹp. Khi các hạt đến khe hở thứ hai, chúng bị dòng nước cuốn trôi qua khe này, rơi xuống mặt trước của bức ngăn và trở lại bể chứa.
Nguyên liệu sử dụng
Như bạn thấy, để tạo được hiệu ứng thị giác đẹp mắt nhất, hạt cát phải đạt đến độ mịn gần như hoàn hảo. Ngoài ra, vị trí cát rơi xuống sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các dòng chảy khác trong bể và chắc chắn sẽ rơi ra bên ngoài bể chứa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hiệu ứng này tương đối khó áp dụng cho các bể thủy sinh tại gia hàng ngày do những bộ lọc thông thường có thể sẽ thổi cát rơi khắp nơi trong bể. Chắc chắn cần phải điều chỉnh và tìm hiểu nhiều hơn để tìm ra loại cát tốt nhất, phù hợp cho hiệu ứng này cũng như kích thước không gian phía sau bức ngăn lý tưởng nhất.
Làm thế nào để cát được đẩy ra chính xác từ đỉnh cột bong bóng có lẽ cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu và thử nghiệm. Thật khó để nhận biết từ sơ đồ đơn giản hay các bức ảnh nhưng cột bong bóng rất có thể sẽ vượt ra ngoài luồng nước, khiến nước bị bong bóng đẩy lên khỏi khe phun cát. Mặt khác, cát cũng có thể tiếp tục theo dòng bong bóng và nước phun khỏi đỉnh cột theo nhiều hướng và chúng ta sẽ có một hòn núi lửa phun lộn xộn thay vì thác nước!. Hiệu ứng cuối cùng, nếu được thực hiện chính xác sẽ tạo nên một kiệt tác bể thủy sinh đẹp hoàn hảo đến khó cưỡng.